1. Nấm lim xanh là gì?
Nguồn gốc của nấm lim xanh
Nấm lim xanh có nguồn gốc từ vùng Tiên Phước (Quảng Nam) nên còn được gọi là nấm lim xanh Quảng Nam. Đây vốn là loại thảo dược đã được sử dụng trong các phương thuốc Đông y cách đây hơn 2.000 năm.
Hơn nữa, người ta phát hiện lòai nấm này còn phân bố ở cả khu vực rừng Trường Sơn, Nam Lào và Tây Nguyên. Tuy nhiên, nấm lim xanh ngày càng trở nên khan hiếm hơn do nhiều người săn lùng vì nó là một loại thảo dược quý tốt cho sức khỏe.
Nguồn gốc nấm lim xanh
Đặc điểm của nấm lim xanh
Nấm lim xanh có tên khoa học là Ganoderma lucidum Karst hoặc Polyporum lucidus W. Curt, thuộc họ nấm Lim, là một loại nấm linh chi đặc hữu, thường sinh trưởng và phát triển trên cây lim xanh sống trong rừng nguyên sinh.
Theo nghiên cứu của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi – một nhà nghiên cứu đông y và dược liệu nổi tiếng của Việt Nam, đã miêu tả nấm linh xanh là một loài nấm quả thể. Nghĩa là cây nấm được chia thành 2 phần mà bạn có thể nhìn thấy rõ ràng, đó là mũ tán và chân nấm.
Phần mũ tán có bề rộng khoảng 20cm, xòe ra như hình quạt và độ dày từ 2 – 5cm. Trong khi phần chân nấm ngắn, có thể khuyết lõm hoặc không khuyết lõm. Nhìn chung, phần mũ tán nấm dày và cứng, thậm chí nhìn đen bóng như sừng, không có gì đặc sắc. Tuy nhiên, khi phơi khô thì nó có mùi thơm thảo dược rất rõ.
Ngoài ra, dựa vào vị trí nấm mọc trên cây lim, người ta phân thành 2 loại nấm lim xanh
Loại nấm lim xanh mọc ra từ rễ cây.
Loại nấm lim xanh mọc ra từ thân cây.
Đặc điểm nấm lim xanh
2. Tác dụng của nấm lim xanh
Nấm lim xanh là một loại thảo dược quý nên rất được ưa chuộng với nhiều tác dụng nổi bật, nhất là hỗ trợ và điều trị ung thư, xơ gan (kể cả gan nhiễm mỡ), phì đại tuyến tiền liệt, bệnh gout, viêm khớp, đái tháo đường, đau dạ dày (kể cả đại tràng), tai biến mạch máu não sau đột quỵ,…
Không những thế, nấm linh xanh còn được sử dụng như một loại thực phẩm giúp tăng cường và phục hồi chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể như:
Giúp giải độc gan khi bị ngộ độc do uống rượu, bia hoặc bị nhiễm độc tố khác.
Hỗ trợ tăng cường sinh lực.
Thanh lọc, làm mát cơ thể.
Hỗ trợ giảm mỡ máu và giảm bớt lượng mỡ thừa có lợi trong việc giảm béo phì, chống tăng cân hiệu quả.
Giảm và kiểm soát bệnh cao huyết áp.
Tác dụng của nấm lim xanh
3. Cách sử dụng nấm lim xanh
Hầu như, việc sử dụng nấm lim xanh không gây ra bất kì tác dụng phụ nào cho người dùng hoặc nếu có thì chỉ ở mức độ nhẹ như khiến cơ thể cảm thấy khó chịu trong thời điểm mới bắt đầu sử dụng (do cơ thể thích nghi với những tác dụng mà nấm lim xanh mang lại).
Ngoài ra, để mang lại hiệu quả cho việc điều trị bệnh, thì theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu – hiện là Phó Trưởng Khoa – Khoa Khoa học cho hay: cần sử dụng nấm lim xanh với liều lượng thích hợp, dùng đúng cách và đúng bệnh. Cụ thể như sau:
Đúng cách
Làm nước uống: Dùng 10 – 30gr nấm lim xanh (rừng) nấu với 2 lít nước lọc, sắc còn khoảng 1.5 lít. Sau đó, bạn để nguội và bảo quản nước sắc này trong tủ lạnh, không quá 24 tiếng để dùng dần.
Làm đẹp: Tán đều nấm lim xanh (dạng bột) với mật ong và sữa tươi. Sau đó thoa đều hỗn hợp lên mặt và nằm thư giãn khoảng 10 phút, rồi rửa lại với nước sạch.
Công dụng khác: Hãm trà nấm lim xanh với 700ml nước sôi và uống khi còn ấm. Hoặc ngâm khoảng 100gr nấm lim xanh với 1 lít rượu, rồi uống khoảng 1 chén trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, bạn có thể ngâm nấm lim xanh với mật ong (theo tỷ lệ 1:1) và ăn mỗi ngày.
Sử dụng nấm lim xanh đúng cách
Đúng liều lượng và đúng bệnh
Dùng khoảng 30gr/ngày: với bệnh ung thư, viêm gan (B,C), xơ gan và gan nhiễm mỡ.
Dùng khoảng 20gr/ngày: với bệnh gout, tai biến mạch máu não, tiểu đường, viêm khớp,…
Dùng khoảng 10gr/ngày: với công dụng chống rụng tóc và giảm nhức mỏi cơ thể.
Sử dụng nấm lim xanh đúng liều lượng và đúng bệnh
4. Giá nấm lim xanh là bao nhiêu?
Bạn có thể tìm mua nấm lim xanh rừng hoặc nấm lim xanh nuôi trồng với giá chênh lệch khá nhiều. Vì nấm lim xanh rừng có công dụng tốt hơn so với loại trồng nên giá thành sẽ cao và hiếm hơn.